Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp gồm TSH, T4 toàn phần, FT3, TSI và những thành phần khác đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tuyến giáp.
Tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở người nữ trong khu vực Lâm Đồng và các tỉnh lân cận khá cao nên nhu cầu khám tuyến giáp ở Đà Lạt tăng lên liên tục. Ngày nay bạn có thể khám tuyến giáp tại Đa khoa Link cùng bác sỹ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm.
Địa chỉ: 02 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Đà Lạt, Lâm Đồng
Thời gian làm việc: 7:30 – 16:30 từ thứ 3 – chủ nhật. Nghỉ thứ 2, ngày lễ.
1. Tuyến giáp và chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình bướm, nằm ở trước cổ. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số loại khoáng chất trong máu.
Tuyến giáp sản xuất ra 3 loại hormone và phóng thích vào máu. 2 trong số chúng là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) có nhiệm vụ tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Loại hormone còn lại làm nhiệm vụ kiểm soát hàm lượng canxi trong máu.
Để sản xuất ra T3 và T4, tuyến giáp cần i-ốt. Gọi tắt là T4 vì trong phân tử nó có 4 nguyên tử i-ốt và tương tự, T3 có chứa 3 nguyên tử i-ốt. Trong các tế bào và mô của cơ thể, T4 được khử 1 i-ốt để chuyển thành T3. T3 có hoạt tính sinh học gấp 5 lần T4, ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào và mô cơ thể.
Hoạt động của tuyến giáp được điều khiển bởi hormone sản xuất bởi vùng dưới đồi và tuyến yên của não bộ. Vùng dưới đồi nhận các tín hiệu về trạng thái của các chức năng trong cơ thể. Khi vùng dưới đồi nhận thấy nồng độ T3 và T4 thấp hoặc tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể thấp, nó sẽ giải phóng ra hormone thyrotropin-releasing (TRH). TRH đi đến tuyến yên qua hệ thống mạch máu, kích thích tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH).
TSH được sản xuất từ tuyến yên vào máu, đi đến tuyến giáp. Tại tuyến giáp, TSH kích thích các tế bào tuyến giáp sản xuất nhiều T3 và T4 hơn. Sau đó, T3 và T4 sẽ được phóng thích vào máu, làm nhiệm vụ tăng cường hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể.
2. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Các xét nghiệm tuyến giáp gồm:
Hormone kích thích tuyến giáp (TSH): Là hormone tuyến yên mang tín hiệu đến cho tuyến giáp. Nếu tuyến yên phát hiện có ít hormone tuyến giáp trong máu, nó sẽ sản xuất ra nhiều TSH để thúc đẩy tuyến giáp sản xuất nhiều hormone giáp hơn. Còn trong trường hợp tuyến yên phát hiện có quá nhiều hormone giáp trong máu, nó sẽ giảm sản xuất TSH để giảm sản xuất hormone tuyến giáp;
Thyroxine (T4): Xét nghiệm T4 toàn phần giúp đo lường toàn bộ lượng thyroxine trong máu, đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên, việc đo lường T4 toàn phần chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi lượng protein trong máu vì protein có thể gắn kết T4 với hồng cầu, biến T4 thành dạng hoạt động. Ngược lại, T4 tự do (Free T4 – FT4) không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, được xem là dạng hoạt hóa của thyroxine. Nếu nghi ngờ một vấn đề mới xuất hiện, xét nghiệm T4 sẽ được thực hiện cùng với xét nghiệm chỉ số TSH;
Triiodothyronine (T3): Là hormone giáp dạng hoạt động, được tạo ra từ T4. Xét nghiệm T3 toàn phần giúp đo lường lượng Triiodothyronine lưu hành trong máu (gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein). Tuy nhiên, chỉ có T3 gắn kết protein mới có khả năng vận chuyển oxy và năng lượng tới các tế bào. Xét nghiệm T3 tự do (Free T3 – FT3) chỉ đo hàm lượng T3 gắn kết với protein (T3 ở dạng hoạt động);
Kháng thể Thyroid peroxidase (TPOAb): Là loại kháng thể do cơ thể sản xuất, vô tình tấn công và phá hủy các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Khi xuất hiện kháng thể này, chứng tỏ bệnh nhân mắc bệnh tự miễn tuyến giáp như viêm giáp Hashimoto hoặc Grave. Còn TSI (Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp) là kháng thể kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động và sản xuất quá mức lượng hormone giáp vào máu;
Thyroglobulin (Tg): Là một protein được sản xuất bởi tuyến giáp. Sự hiện diện của Tg trong máu là dấu hiệu cho thấy mô tuyến giáp vẫn còn sau khi thực hiện phẫu thuật cắt giáp hoặc xạ trị. Xét nghiệm này có giá trị trên những bệnh nhân ung thư tuyến giáp nhằm phát hiện tế bào ung thư còn sản xuất Tg nữa hay không so với trước khi điều trị ung thư; xác định kết quả điều trị ung thư và phát hiện khả năng tái phát ung thư sau điều trị;
Kháng thể Thyroglobulin (TgAb): Là kháng thể do cơ thể sản xuất, đáp ứng sự hiện diện của Thyroglobulin. Sự tăng sản xuất Thyroglobulin quá mức là bất thường. Bởi vậy, sự sản xuất TgAb được xem là lựa chọn phòng vệ của cơ thể trước sự tiến triển của bệnh lý tuyến giáp.
Các chỉ số xét nghiệm chức năng tuyến giáp ở người bình thường khỏe mạnh là:
Chỉ số TSH: 0,4-4,0 mU/L;
Chỉ số T4: 60-140 nmol/L;
Chỉ số FT4: 10-26 pmol/L;
Chỉ số T3: 1,1-2,7 nmol/L;
Chỉ số FT3: 3,5-7,8 pmol/L.
3. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Chỉ số TSH cao và FT4 thấp cảnh báo suy giáp nguyên phát do bệnh ở tuyến giáp như viêm tuyến giáp Hashimoto;
Chỉ số TSH thấp và FT4 thấp cảnh báo suy giáp thứ phát do bệnh liên quan đến tuyến yên hoặc do sự phản ứng của các bệnh không phải ở tuyến giáp;
Chỉ số TSH thấp và FT4 tăng cho thấy bệnh nhân bị cường giáp, như bệnh Graves (Basedow);
Trong trường hợp chỉ số TSH tăng nhẹ nhưng chỉ số FT4 vẫn nằm trong giới hạn tham chiếu bình thường thì là dấu hiệu cảnh báo suy giáp không triệu chứng;
Nếu kết quả xét nghiệm tuyến giáp ban đầu có dấu hiệu rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một hoặc nhiều xét nghiệm kháng thể của tuyến giáp như TPOAb, TgAb và TRAb.
Chỉ số hormone tuyến giáp có thể chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: thời gian khá nhau trong ngày, phòng xét nghiệm khác nhau, mang thai, tuổi tác, thuốc sử dụng điều trị rối loạn tuyến giáp, mắc bệnh nặng, ảnh hưởng sau khi dùng một số thực phẩm,…
4. Xét nghiệm tuyến giáp ở Đà Lạt
Tại Đà Lạt, bạn có thể xét nghiệm tuyến giáp đầy đủ tại Đa khoa Link, Số 02 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Đà Lạt
Thời gian trả kết quả: trong vòng 2 tiếng từ khi lấy mẫu
5. Khám tuyến giáp ở Đà Lạt
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể nên tỉ lệ bệnh tuyến giáp rất cao. Tại Việt Nam, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới 10 lần.
Để khám và tìm ra bệnh tuyến giáp cần
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp
Khám bệnh cùng bác sỹ chuyên khoa nội tiết
Tại Đà Lạt bạn có thể khám điều trị bệnh lý tuyến giáp tại Đa khoa Link cùng bác sỹ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm – Chuyên gia hàng đầu về tim mạch, nội tiết.
Sau khi khám bác sỹ xác định chính xác vấn đề gặp phải và phương pháp điều trị. Đặc thù khám và điều trị tuyến giáp là bạn cần tái khám để chỉnh thuốc thấp nhất và đạt kết quả, sau đó cai thuốc.
Thời gian điều trị cường giáp trung bình:
Sau 3 – 6 tháng bạn sẽ thấy tình trạng ổn định
Giảm liều dần tới 12 tháng.
Theo dõi trong 6 tháng tiếp theo, ổn định là bạn có thể dừng thuốc (và vẫn cần kiểm tra định kỳ 3 – 6 tháng tuỳ theo giai đoạn).
6. Thông tin phòng khám tuyến giáp ở Đà Lạt
Khi cần khám tuyến giáp ở Đà Lạt hãy tới Đa khoa Link