Bệnh xã hội (tiếng Anh là Social Diseases) là khái niệm dùng để chỉ những bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn và gây tác hại lớn cho sức khỏe của con người trong cộng đồng.
Quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn khiến lây lan nhiều bệnh nguy hiểm
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 20 bệnh được xếp vào loại bệnh xã hội. Độ nguy hiểm của loại bệnh này được thể hiện trên một số mặt như:
Đặt dịch vụ thông qua hotline: 08.1516.3355
Chủ yếu là người trong độ tuổi sinh sản mà không có đủ kiến thức hoặc quan hệ không lành mạnh, không kể là nam hay nữ, trẻ em sinh ra từ cha mẹ mắc bệnh, người đề kháng kém.
– Nhóm có thể điều trị khỏi: giang mai, lậu, sùi mào gà, chlamydia, viêm âm đạo…
– Nhóm khó hoặc không thể chữa khỏi hoàn toàn như: viêm gan B, HIV…
Cả hai nhóm trên đều rất cần được phát hiện nhằm điều trị sớm, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân cũng như xã hội.
– Khiến cho suy giảm chức năng sinh sản ở người nhiễm, gây ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi: do lây lan bởi hoạt động tình dục không an toàn nên biến chứng có thể dẫn tới rất nhiều, đặc biệt ở các cơ quan sinh dục như viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh, tử cung, vòi trứng, âm đạo…
– Ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh: do các bệnh này đều khó chữa, có những bệnh không thể chữa khỏi, không chỉ gây ảnh hưởng tới người bệnh mà cả người thân hoặc xã hội.
– Tác động tiêu cực tới sức khỏe thai nhi: có thể khiến động thai, lưu thai, sinh non hoặc con sinh ra bị dị tật…
– Đe dọa đến sự an toàn cũng như sức khỏe cộng đồng: bệnh có thể lây lan rất nhanh qua nhiều con đường. Người bị bệnh cũng thường chịu sự kỳ thị, xa lánh của những người xung quanh.
Cần bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ từ các bệnh xã hội
Bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp là qua quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh, qua việc truyền máu mà không được sàng lọc kỹ càng hoặc từ người mẹ mắc bệnh truyền cho con trong khi mang thai.
Tuy nhiên, một điểm rất nguy hiểm nữa là ngay cả khi tiếp xúc gián tiếp như: qua vết thương hoặc qua các đồ dùng cá nhân có dính máu hay dịch tiết cũng có thể khiến lây lan bệnh.
Mẫu bệnh phẩm dùng trong xét nghiệm có thể là máu, nước tiểu, dịch lấy từ niệu đạo, âm đạo hoặc từ vết thương của người bệnh. Từ đó, có thể giúp sớm phát hiện dấu hiệu của các loại bệnh xã hội thường gặp.
Xét nghiệm là cách hiệu quả nhất trong sớm phát hiện bệnh
Là bệnh gây ra bởi virus HPV, đây cũng là loại virus gây ung thư cổ tử cung nên bệnh này rất nguy hiểm đối với phụ nữ.
Triệu chứng mà bệnh gây ra là mụn cóc mọc tại bộ phận sinh dục khiến ngứa ngáy, khó chịu, có thể chảy máu khi quan hệ.
Có nguyên nhân là từ vi khuẩn có tên chlamydia trachomatis, gây sưng đau, chảy dịch bất thường, nóng rát cơ quan sinh dục. Khi người mẹ mang thai bị nhiễm bệnh, có thể gây sinh non, viêm phổi hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng ở mắt cho trẻ sơ sinh.
Do vi khuẩn neisseria gonorrhoeae gây nên với các triệu chứng không chỉ ở cơ quan sinh dục mà có thể cả ở họng, mắt hoặc khớp, gây vô sinh.
Vi khuẩn treponema pallidum là nguyên nhân gây bệnh, có thể dẫn tới các vấn đề rất nghiêm trọng như tổn thương ở não, khớp, mắt, thậm chí là phá hủy các cơ quan thuộc hệ thần kinh.
Bệnh gây ra bởi virus herpes với triệu chứng dễ thấy là bộ phận sinh dục mọc mụn nước rồi bị lở loét gây ra nhiều đau đớn.
Bệnh do virus HIV gây ra với việc chúng tấn công và gây suy yếu hệ miễn dịch khiến cho sức khỏe giảm sút rất nhanh chóng rồi khiến tử vong.
Xét nghiệm bệnh xã hội ở Đà Lạt Lâm Đồng chỗ nào?
Để xét nghiệm toàn diện bệnh xã hội ở Đà Lạt bạn có thể tới Đa khoa Link – Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Đà Lạt