Khi nào cần đi khám trẻ bị nôn ói ở Đà Lạt
Nôn ói là hiện tượng cơ bụng, cơ thành ngực co lại và đẩy dịch bên trong dạ dày trào lên thực quản và trào ra miệng. Hiện tượng này xảy ra khi dây thần kinh của não trở nên nhạy cảm hơn với các loại kích thích như: ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng, thuốc, do sự chuyển động,…
Đây là một hiện tượng có lợi và là cách cơ thể loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc hoặc dùng ngón tay để móc ói ngay cả khi trẻ uống nhầm các chất có hại. Vậy ba mẹ cần đưa đi khám trẻ bị nôn ói ở Đà Lạt khi nào?
Các nguyên nhân gây nôn ở trẻ nhỏ thường phụ thuộc vào độ tuổi:
Độ tuổi < 12 tháng tuổi
Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi thường rất khó phân biệt giữa nôn ói, trào ngược dạ dày thực quản hoặc một bệnh lý nào đó. Khi trẻ nôn ói nhiều có thể nghĩ đến các bệnh lý như: Tắc hoặc hẹp môn vị dạ dày, lồng ruột, tắc ruột,… Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm.
Nếu trẻ nôn ói có kèm sốt (sốt 38 độ C hoặc sốt cao hơn) có thể do nhiễm trùng ruột hoặc nhiễm trùng ở một nơi nào đó trong cơ thể.
Độ tuổi > 12 tháng tuổi
Nguyên nhân gây nôn ói thường gặp nhất ở lứa tuổi này là viêm dạ dày – ruột do siêu vi. Triệu chứng thường bắt đầu đột ngột và khỏi trong vòng 24 – 48 giờ, có thể kèm tiêu chảy, sốt hoặc đau bụng.
Nôn ói do trẻ ăn thực phẩm nhiễm bẩn, ngậm tay hoặc ngậm các đồ vật bị nhiễm khuẩn (có vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn, nấm mốc) dẫn đến ngộ độc.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: Trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày, loét tá tràng, tắc ruột, lồng ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, viêm ruột thừa, viêm tụy,…
Trong giai đoạn đầu đời của trẻ, hiện tượng nôn ói là rất bình thường và phổ biến do bé đang dần dần thích nghi với mùi vị của thức ăn, các cơ quan cũng cần thời gian để “hòa hợp” với các loại thực phẩm mà bé nạp vào hàng ngày.
Trẻ nôn kèm dấu hiệu nào là bình thường? Phụ huynh cần biết cách phân biệt giữa nôn ói và ọc sữa. Nôn là tất cả những thực phẩm đã ăn đều bị bé nôn hết ra ngoài trong khi ọc sữa chỉ gồm một lượng thức ăn nhỏ và thương kèm theo triệu chứng ợ nóng.
Sau khi ăn bé có thể ọc sữa một chút, tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm nếu bé không đùa nghịch sau ăn và ọc sữa thường không ảnh hưởng đến quá trình tăng cân của bé.
Cần đưa đi khám trẻ bị nôn ói ở Đà Lạt ngay khi:
– Trong chất nôn có máu (đỏ hoặc nâu) hoặc màu xanh (mật)
– Trẻ sơ sinh bị nôn ói nhiều, bú kém, bỏ bú
– Trẻ nôn ói kéo dài hơn 24 giờ
– Trẻ có dấu hiệu mất nước vừa đến nặng: khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc, không đi tiểu trong 6 đến 8 giờ đối với trẻ lớn hoặc tã không ướt trong 4-6 giờ đối với trẻ nhỏ
– Đau bụng nhiều
– Đi tiêu ra máu
– Sốt ≥ 38,5 độ C trong 3 ngày, hoặc có 1 lần sốt cao > 39 độ C
– Bé li bì, lừ đừ hoặc kích thích, quấy khóc bất thường
Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Link cung cấp dịch vụ khám và điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu niên, với hệ thống các thiết bị y khoa hiện đại cùng với bác sĩ và chuyên gia đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm.
Khu vực hệ thống phòng khám, được bày trí ấn tượng như khu vui chơi cao cấp, tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho các bé khi đến khám, chữa bệnh giúp các con không sợ hãi khi khám, tiêm phòng và điều trị bệnh.
Các mặt bệnh về tiêu hóa nhi đang được bệnh viện thăm khám và điều trị thành công như:
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 02 Phạm Ngọc Thạch – Phường 6 – Đà Lạt – Lâm Đồng
Hotline: 08.1516.3355
Fanpage: https://www.facebook.com/DakhoaLink